các thông số kỹ thuật Banner10
Chào mừng bạn đã đến với YLC - Diễn đàn mới và sôi động dành riêng cho cộng đồng teen Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Chúc bạn có những phút giây thư giãn vui vẻ với YLC ^^
Trang ChínhTrang Chính  PublicationsPublications  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


các thông số kỹ thuật
các thông số kỹ thuật EmptyTue 22 Jun 2010, 10:08
BuiVanTung
các thông số kỹ thuật Post_t10các thông số kỹ thuật Post_t12
 
các thông số kỹ thuật I_icon_latest_replyBuiVanTungcác thông số kỹ thuật I_icon_latest_reply
chúc vợ không 'buồn' như Duy Khánh,đừng 'khóc' như Đông Nhi,không 'Lạnh' như Khổng Tử Quỳnh,hãy mong mình có 'một tình yêu tuyệt vời'như Phan Đinh Tùng.Đừng bao giờ ngớ n

Dân thường

 
các thông số kỹ thuật Post_f12các thông số kỹ thuật Post_f10
.:.Thông tin.:.

Giới tính Giới tính : Nam Ngày sinh Ngày sinh : 02/02/1990
Đến từ Đến từ : Tuyệt tình kốc
Nghề nghiệp Nghề nghiệp : vua phá lưới
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 22
Điểm kinh nghiệm Điểm kinh nghiệm : 274
Status Status : chúc vợ không 'buồn' như Duy Khánh,đừng 'khóc' như Đông Nhi,không 'Lạnh' như Khổng Tử Quỳnh,hãy mong mình có 'một tình yêu tuyệt vời'như Phan Đinh Tùng.Đừng bao giờ ngớ n

các thông số kỹ thuật Vide

Bài gửiTiêu đề: các thông số kỹ thuật

 
RAM qua dung la co rat nhieu loai va hien gio tren thi truong danh cho PC thi con ton tai 3 loai RAM chinh:
-SDRAM co PC100 va PC133 (con 66 thi khong dung nua). Loai nay chi dung cho mainboard ho tro PII, PIII, Celeron va ca main PIV loai re tien nua, uu diem la re tien, con so voi cac loai khac thi no la cham nhat.
-DDRAM co PC1600(133) PC2100(266) PC2700(333) va moi nhat la PC3200(400), loai nay dung cho PIV va AMD Athlon XP, uu diem la nho ly thuat moi nen toc do xu ly nhanh hon (thay vi dung 1 bang thong cua SDRAM thi dung 2 bang thong dat toc do gap doi) gia cua no chi bang nua cua SRRAM(RIMM).
-SRRAM (RIMM) la PC800(400) va PC1 (533) loai nay chi dung cho PIV voi main boad dung ho chipset intel850 thoi, uu diem la toc do truyen nhanh, nhung chi phi san xuat ca nen rat dat, va rat nong nua.
Hien tai va tuong lai toi thi co le DDRAM se thong linh thoi, vi hien gio DDRAM PC3200 da bangRIMM PC800 roi.
Vi the ban lua chon loai RAM nao thich hop cho minh thoi, nhung phai xem mainboard co ho tro khong da, neu la PIII thi nen nghi den SDRAM thoi con khi len den PIV thi hay tinh chuyen DDRAM hay SRRAM (con SDRAM thi quen di, chay duoc day nhung khac gi con trau keo cai xe tang dau).
SDRAM = còn gọi là RAM "thường" là loại RAM phổ biến ở các đời Pentium II/III. Tốc độ: 66Mhz, 100Mhz và 133Mhz.
DDRAM thực tế cũng là SDRAM tuy nhiên chạy ở tốc độ nhanh gấp đôi (DDR = Double Data Rate).
RDRAM (còn gọi là RAM Bus) là một loại RAM khác hẳn có tốc độ nhanh nhất và chỉ dùng cho máy Pentium 4 sử dụng chipset 850. Tuy nhiên RAM Bus có nhược điểm rất lớn là tốn chỗ. Để lắp được một thanh RAM bạn cần tới 2 khe cắm - gấp đôi so với SDRAM và DDR RAM - một khe cắm để chứa RAM khe còn lại để chứa một bo mạch có nhiệm vụ hỗ trợ cho thanh RAM kia.
Loại RAM tốt nhất (xét về mọi khía cạnh) và cũng phổ biến nhất hiện thời là DDR. hiện có các tốc độ sau: 200Mhz, 266Mhz (PC2100), 300Mhz (PC2700) và trong tương lai sẽ còn nhanh hơn nữa. Lưu ý: Mỗi loại RAM chỉ dùng được ở một loại bo mạch chủ (loại chipset) nhất định.
• Đặc trưng
• 2 Mục đích
• 3 Phân loại RAM
o 3.1 RAM tĩnh
o 3.2 RAM động
 3.2.1 Các loại DRAM
• 4 Các thông số của RAM
o 4.1 Dung lượng
o 4.2 BUS
• 5 Các loại modul của RAM
• 6 Tính tương thích với bo mạch chủ
• 7 Xem thêm
• 8 Chú thích
[sửa] Đặc trưng
Bộ nhớ RAM có 4 đặc trưng sau:
• Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ ( nếu tính theo byte ) hoặc là tổng số bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit.
• Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ
• Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ đó.
• Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp thâm nhập bộ nhớ.
[sửa] Mục đích
Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi. Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy cập vào những vị trí khác nhau trong bộ nhớ và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, ngược lại với một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có một khoảng thời gian trì hoãn nhất định.
[sửa] Phân loại RAM
Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại:
• SRAM (Static RAM): RAM tĩnh
• DRAM (Dynamic RAM): RAM động
[sửa] RAM tĩnh


6 transistor trong một ô nhớ của RAM tĩnh
RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ.
[sửa] RAM động


1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ của RAM động
RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.
Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ.
Bộ nhớ DRAM chậm nhưng rẻ tiền hơn SRAM.
[sửa] Các loại DRAM


Card RAM 4 MB của máy tính VAX 8600 sản xuất năm 1986. Các chip RAM nằm vào những vùng chữ nhật ở bên trái và bên phải
1. SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ. SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.
o SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
o DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
o DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
2. RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800MHz. Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.
o DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240.
[sửa] Các thông số của RAM
Được phân loại theo chuẩn của JEDEC.
[sửa] Dung lượng
Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB... Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 3 GB.
[sửa] BUS
• SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
o PC-66: 66 MHz bus.
o PC-100: 100 MHz bus.
o PC-133: 133 MHz bus.
• DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
o DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
o DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
o DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
o DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
• DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
o DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
o DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
o DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
o DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.
[sửa] Các loại modul của RAM
Trước đây, các loại RAM được các hãng sản xuất thiết kế cắm các chip nhớ trên bo mạch chủ thông qua các đế cắm (có dạng DIP theo hình minh hoạ trên), điều này thường không thuận tiện cho sự nâng cấp hệ thống. Cùng với sự phát triển chung của công nghệ máy tính, các RAM được thiết kế thành các modul như SIMM, DIMM (như hình minh hoạ trên) để thuận tiện cho thiết kế và nâng cấp hệ thống máy tính.
• SIMM (Single In-line Memory Module)
• DIMM (Dual In-line Memory Module)
o SO-DIM: (Small Outline Dual In-line Memory Module): Thường sử dụng trong các máy tính xách tay.
[sửa] Tính tương thích với bo mạch chủ
Không phải các RAM khác nhau đều sử dụng được trên tất cả các bo mạch chủ. Mỗi loại bo mạch chủ lại sử dụng với một loại RAM khác nhau tuỳ thuộc vào chipset của bo mạch chủ.
[sửa] Xem thêm
• ROM
[sửa] Chú thích
Khi chọn mua máy tính, bạn phải cân nhắc chọn RAM cho phù hợp. Có hai vấn đề người mua thường xem trọng khi mua linh kiện này, đó là giá cả và chất lượng.


Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại phù hợp. Ảnh: Wordpress.
Để chọn RAM đúng, bạn phải chọn loại phù hợp cả về chủng loại và tốc độ bus của máy tính.
Nếu không quan tâm đến chi phí thì bạn nên chọn RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được. Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào. Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính tốc độ theo công thức sau: Lấy bus CPU chia 4, tất cả đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2).
Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: (800/4)*2 = 200*2 = 400 MHz.
Khi đó, bạn chọn loại RAM (DR1, DR2, DR3) tương thích với mainboard và đồng thời có tốc độ bus phải từ 400 MHz. Nếu loại này không còn hàng, thì có thể chọn loại RAM có bus cao hơn nhưng không được vượt quá giá trị mà mainboard quy định.


Lắp RAM cho máy tính. Ảnh: Ultimate PC Repair.
Sau khi đã xác định được bus RAM, tiếp đến bạn chọn loại nhãn hiệu định mua.
Nếu hầu bao không cho phép, bạn có thể chọn loại RAM rẻ tiền với những thương hiệu lạ, tất nhiên là tính ổn định của nó sẽ không cao, đôi khi còn phụ thuộc vào sự may rủi của lô hàng và nhãn hiệu được chọn.
Các tin liên quan
*Máy tính chuẩn bị 'đại hạ giá'

*Card âm thanh X-RAM cho game thủ

*4 thủ thuật hay khi dùng laptop

Muốn ổn định hơn, chọn loại trung bình nhãn hiệu Kingmax, Corsair ValueSelect, Kingston..., bù lại, bạn sẽ tốn thêm từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Một khi muốn tính ổn định của hệ thống cao hơn nữa, bạn hãy chọn loại RAM cao cấp với giá "ngất trời".
Ngoài các yếu tố trên, còn một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm, đó là: số lượng chip nhớ trên mỗi thanh RAM, RAM một mặt hay hai mặt, chíp hàn hay chíp dán. Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền, nên nếu bạn chọn loại chất lượng từ trung bình trở lên thì mặc nhiên là RAM hai mặt. Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt thay vì một mặt, dùng chip dán thay vì chip hàn.
Thực tế cho thấy, loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại có ít chip, tức là dùng được cho nhiều mainboard. Gần đây, một số mainboard đời mới dùng chipset Intel 946 hoặc G31 hay “đỏng đảnh” với RAM một mặt và hai mặt, do vậy, bạn nên lưu ý khi chọn hai loại này.
Ngoài ra, ngày càng nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng (tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh.


RAM Corsair phải đi theo đôi. Ảnh: Atomicmpc.
Loại RAM cao cấp có giá rất cao và tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn. Ngoài tính ổn định, loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện. Khả năng ép xung của loại RAM này tối thiểu phải là 10%. Chính vì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm.
Hiện nay, trên thị trường có rất ít nhãn hiệu RAM cao cấp, có thể đếm trên đầu ngón tay là Corsair, Muskin và “tân binh” Super Talent. Điển hình, loại RAM DDR2 dung lượng 1 GB (bus 800 MHz), Corsair được bán với giá gần 2,2 triệu đồng, Super Talent là 729.000 đồng (bằng với Kingmax); riêng loại RAM nhãn hiệu Muskin không được bán rộng rãi.
Trong số này, đặc biệt nhất vẫn là RAM nhãn hiệu Corsair ở chủng loại twin (cặp đôi), không chỉ đặc biệt về giá mà còn đặc biệt ở cả cách lắp, phải lắp sao cho có đôi thì mới dùng được. Nghĩa là một khi đã chọn RAM nhãn hiệu Corsair chủng loại twin, bạn phải mua 2, hoặc 4, hoặc 6... thanh RAM giống nhau về dung lượng và bus để lắp vào máy tính, lúc đó máy tính mới hoạt động. Chính vì vậy mà loại RAM này rất phù hợp với mainboard hỗ trợ RAM kênh đôi (dual channel).
Cho dù, bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào đi chăng nữa thì khả năng lỗi vẫn có thể xảy ra với tần số thấp. Do vậy, máy tính dùng RAM cao cấp vẫn có thể “sớm nắng chiều mưa” vì lỗi RAM. Đây là chuyện bình thường của tất cả các mặt hàng điện tử, bởi nó còn phụ thuộc vào yếu tố may rủi khi mua.


Chữ Kí Của các thông số kỹ thuật I_icon_latest_replyBuiVanTungcác thông số kỹ thuật I_icon_latest_reply
BuiVanTung


các thông số kỹ thuật
các thông số kỹ thuật EmptyTue 22 Jun 2010, 10:12
Anonymous
các thông số kỹ thuật Post_t10các thông số kỹ thuật Post_t12
 
các thông số kỹ thuật I_icon_latest_replyKhách vicác thông số kỹ thuật I_icon_latest_reply



 
các thông số kỹ thuật Post_f12các thông số kỹ thuật Post_f10
.:.Thông tin.:.


các thông số kỹ thuật Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: các thông số kỹ thuật

 
Temmmmmmmmmmmmm phát Tu dac


Chữ Kí Của các thông số kỹ thuật I_icon_latest_replyKhách vicác thông số kỹ thuật I_icon_latest_reply
Anonymous


Trang 1 trong tổng số 1 trang



Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
YenLacPRO Community - Thế giới của sự đam mê :: KHu vực Bang Phái :: Tụ tập bang phái :: Con trai Club-

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
%name
%name
%name
%name
%name
%name


Copyright © 2011-2012, YenLacPRO Community. All rights reserved.
Địa chỉ: Vĩnh Phúc
Điện thoại: 01674180940
Thiết kế: YLC Team. Phát triển bởi NgocPRO và tất cả thành viên.
Phiên bản thử nghiệm
Powered by phpbb® Version 2.0
Copyright ©2011 - 2012, YenLacPRO Community Ltd.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất