Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Banner10
Chào mừng bạn đã đến với YLC - Diễn đàn mới và sôi động dành riêng cho cộng đồng teen Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Chúc bạn có những phút giây thư giãn vui vẻ với YLC ^^
Trang ChínhTrang Chính  PublicationsPublications  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết
Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  EmptyWed 08 Jun 2011, 10:14
Admin
Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Post_t10Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Post_t12
 
Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  I_icon_latest_replyAdminCác địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  I_icon_latest_reply
Từ khi em đi, ko con ai đến để sưởi ấm cho trái tim anh lạnh câm....

Sáng lập viên

 
Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Post_f12Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Post_f10
.:.Thông tin.:.

Huy hiệu Huy hiệu : Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Medal110Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  47Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Medal114
Giới tính Giới tính : Nam Ngày sinh Ngày sinh : 25/12/1991
Đến từ Đến từ : Tp Thái Nguyên
Số ĐT (nếu có) Số ĐT (nếu có) : 01674180xxx
Nghề nghiệp Nghề nghiệp : Ăn chơi nuôi gia đình....
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1055
Điểm kinh nghiệm Điểm kinh nghiệm : 14288
Status Status : Từ khi em đi, ko con ai đến để sưởi ấm cho trái tim anh lạnh câm....

Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Vide

Bài gửiTiêu đề: Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết
http://yenlacpro.net

 
Đền Bắc Cung
Đền Bắc Cung còn gọi là đền Rội toạ lạc ở làng Dư Bình, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc. Đền có từ thời Lý, thờ thần núi Tản Viên. Dưới thời vua Thành Thái (1889-1907) đền được tu sửa lớn. Hằng năm, từ ngày 6 đến 15 tháng Giêng âm lịch đền có tổ chức hội đền. Đền Bắc Cung đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá tháng 1/1992.


Quán Đanh
Quán Đanh nằm ở phía bắc làng Đinh Xá còn gọi là làng Kẻ Đanh, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc Nơi đây có 1 cái quán gọi là quán Bạc. Chuyện xưa kể rằng xưa có 1 viên quan và 1 số lính hầu công cán qua đây. Viên quan hách dịch này liền đánh lý trưởng và bị dân làng xông vào đánh lại. Mọi việc được tâu lên vua, vua ra lệnh triệt hạ cả làng. Nhờ quan thượng Láng Nguyễn Duy Thi (Lại bộ thượng thư) can thiệp nên làng mới không bị triệt hạ. Từ khi xảy ra vụ đó quán Bạc đổi thành quán Đanh tức là đánh quan nói láy lại và làng Đinh Xá còn có tên là Kẻ Đanh.


Núi Độc Nhĩ

Núi và đồi Độc Nhĩ còn gọi là đồi Nguyễn Gia Loan, hay núi Biệt Sơn, ở xã Vĩnh Mộ, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc nay thuộc địa phận thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc Núi cao 18m, có điện thờ thần Độc Nhĩ, tức sứ quân Nguyễn Khoan, chỉ có một tai.

Di tích Đồi Nguyễn Gia Loan

Đồi Nguyễn Gia Loan còn gọi là đồi Độc Nhĩ hay Biệt Sơn cao 18m ở xã Vĩnh Mộ, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây, nay thuộc huyện Vĩnh Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc .Trên đồi Nguyễn Gia Loan có đền thờ sứ quân Nguyễn Khoan, ông chỉ có một tai.


Di chỉ Đồng Đậu

Di chỉ Đồng Đậu nằm trên gò Đồng Đậu, thuộc thôn Đông Hải, xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, nay là thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc
Di chỉ Đồng Đậu là một trong những địa điểm khảo cổ học lớn, phong phú và điển hình với khoàng 85000m2. Di chỉ được phát hiện vào tháng 2-1962 và ba lần khai quật vào các năm 1965 – 1966, 1967, 1968-1969, 1984, 1987 và 1999.
Di chỉ Đồng Đậu khai quật ở địa tầng có chỗ sâu 3m đã thu được những hiện vật gồm công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng những chất liệu khác nhau và bằng mảnh gốm có trang trí hoa văn mang đặc trưng các giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên và Gò Mun.
Hiện nay phần lớn gò Đồng Đậu còn khá nguyên vẹn chưa được khai quật. Qua những lần khai quật các nhà khảo cổ học đã khẳng định di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu là di chỉ khảo cổ quan trọng bậc nhất về thời đại kim khí ở nước ta.
Di chỉ Đồng Đậu được phân chia thành 4 lớp riêng: Lớp dưới cùng thuộc văn hoá Phùng Nguyên, lớp giữa thuộc văn hoá Đồng Đậu và lớp trên thuộc văn hoá Gò Mun. Đồng thời trên cùng đã tìm thấy nhiều loại hình công cụ văn hoá Đông Sơn. Cho nên có thể nói di chỉ gò Đồng Đậu là tiêu biểu cho diễn trình phát triển của bốn giai đoạn văn hoá kế tiếp nhau liên tục thời các Vua Hùng.
Tại đây người ta còn khai quật được cho là khu mộ táng. Trong một hố thám sát nhỏ ở lớp văn hoá Phùng Nguyên đã phát hiện một bộ xương người còn bảo tồn tương đối tốt. Tử thi táng ở tư thế nằm ngửa, mặt nghiêng sang trái, tay phải đeo chiếc vòng đá to thuộc thời Phùng Nguyên khá điển hình. Đây là bộ di cốt người thời văn hoá Phùng Nguyên còn khá nguyên vẹn tìm thấy đầu tiên ở nước ta, giúp các nhà khảo cổ học- nhân chủng có điều kiện nghiên cứu về nhân chủng, tập quán tín ngưỡng, nghề nghiệp… của dân cư giai đoạn này.
Hiện vật thu được sau những lần khai quật thật đa dạng, phong phú về chủng loại như đồ đá, đồng thau, sừng xương, gốm. ..Đa phần là những công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng hàng ngày, một số làm thành đồ trang sức như vòng, hoa tai, nhẫn, hạt chuỗi, ... được tạo ra một cách công phu. Đặc biệt, kỹ nghệ chế tác xương – sừng đạt đến trình độ cao.
Đồ gốm Đồng Đậu rất phong phú, các đợt khai quật đã giới hạn thu về gần 12 vạn đồ gốm nguyên và mảnh gốm (266 hiện vật nguyên), gồm có: nồi, bình, bát, chén, dọi xe chỉ, khuôn đúc đồng, đồ rót đồng, bi gốm, tượng người, tượng bò, tượng gà, chạc gốm, thỏi đất nung, mảnh gốm ghè tròn.
Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu gồm 3 lớp văn hoá khảo cổ học phát triển liên tục từ hậu kỳ đồ đá mới đến thời đại kim khí, kéo dài trong khoảng 3500 – 2800 năm trước. Do tính chất điển hình của Đồng Đậu, nên Đồng Đậu được chọn làm đại biểu để định danh cho một nền văn hoá khảo cổ học mang tên là văn hoá khảo cổ học Đồng Đậu, hàng chục di tích có tính chất giống như Đồng Đậu đều được mang tên khảo cổ học Đồng Đậu.

Di chỉ Đồng Gai

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện và khai quật năm 1981, tại thôn Cốc Lâm, xã Bình Định, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc . Tổng diện tích thám sát và khai quật là 138,75m3. Tầng văn hoá độ dày không đều, chỗ mỏng là 0,20m, chỗ dày là 0,70m. Tầng văn hoá có màu xám đen bị đá ong hoá thạch nên rất rắn.
Hiện vật bằng đá gồm có: rìu tứ giác 12 chiếc, rìu có vai 1 chiếc, bôn 18 chiếc, đục 1 chiếc, mũi nhọn 1 chiếc, bàn đập vải vỏ cây 4 chiếc, chày nghiền 3 chiếc, bàn mài 50 chiếc, mảnh vòng 18 mảnh, hạt chuỗi 1, mảnh vỡ công cụ, đá nguyên liệu 36. Gốm có 14928 mảnh, gốm mịn 72,61%, gốm thô 26,36%. Gốm có màu đỏ, xám hôi mốc và xám đen. Có dấu vết của kỹ thuật bàn xoay. Di chỉ có niên đại thuộc văn hoá khảo cổ học Phùng Nguyên .



Thôn Đường Nguyễn


Đường Nguyễn là tên gọi tắt hai thôn ở trấn Sơn Tây: thôn Đường Lâm và thôn Nguyễn Gia Loan. Thôn Đường Lâm là quê Ngô Quyền, Ngô Xương Xí và thôn Nguyễn Gia Loan, thôn ấp của sứ quân Nguyễn Khoan. Trước đây hai thôn thuộc huyện Yên Lạc , trước thuộc tỉnh Sơn Tây , nay thuộc Vĩnh Phúc


Làng cổ Cựu Ấp

Làng Cựu Ấp còn gọi là làng Rau, thuộc xã Liên Châu, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nay là xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng thờ Tam Giang Đại Vương Thổ Lệnh, có nghề nuôi tằm. Hàng năm làng tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng Năm có các tục đua thuyền cướp kén ở ngã Ba Hạc, nhiều làng nối tiếp nhau:
Rau gác-Hạc bơi,
Hạc gác-Me bơi,
Me gác-Đức Bác bơi,
Đức Bác gác-Dạng bơi
Đua thuyền sang làng Xuân Viên bên kia sông cướp né kén mang về lấy may.



Di chỉ Gò Chùa

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện vào năm 1974, trong khuôn viên chùa Xuân Văn, thuộc thôn Xuân Đài, xã Nguyệt Đức,huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một ngôi mộ gạch xây cuốn, trong mộ có kiếm sắt, hộ tâm bằng đồng trang trí mặt người, âu đồng 3 chân có nắp đậy và mô hình nhà bằng đất nung. Thuộc loại mộ Hán.

Di chỉ Gò Chùa Biện Sơn


Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1987, tại xã Minh Tân, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc , cách di chỉ Đồng Đậu ,20m về phía Tây. Tầng văn hoá từ độ sâu 1m – 1,5m. Hiện vật thu được gồm có: 8 đồ đá như: rìu, bôn, vòng, bàn đập; 1 rìu đồng lưỡi cân và nhiều mảnh gốm vỡ, trang trí văn thừng, văn khắc, ô vuông, trổ lỗ… Di chỉ có niên đại từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại kim khí.


Di chỉ Gò Mói

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1974, tại cánh đồng Nhội, thôn Xuân Đài, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc .[/URL]Hiện vật là nhiều gạch ngói như ngói rộng bản, ngói máng, ngói tròn trang trí hoa thị; gốm có hoa văn trám lồng, ô vuông mặt tràng… Có thể là mộ Hán đã bị phá hủy chỉ còn lại gạch ngói gốm.


Di chỉ Gò Tổng Binh

Di chỉ khảo cổ học được phát hiện trên một gò đất cao tại thôn Xuân Đài, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện chưa cắt nghĩa tên gọi Gò Tổng Binh là vì sao? Tại đây người ta tìm thấy nhiều gạch rộng bản trang trí hoa văn trám đơn, kép, mắt võng, chữ thọ. Gò có lẽ nơi có mộ Hán đã bị phá hoại.


Chùa Phúc Lâm
Chùa Phúc Lâm, toạ lạc ở thôn Đông Cao, xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa được xây dựng vào thời Lê, mắt chùa quay hướng Đông Bắc. Trong chùa hiện nay, còn lưu giữ một số pho tượng cổ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa Phúc Lâm, từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng. Hằng năm, chùa có tổ chức lễ chùa vào các ngày 24 tháng Giêng, Rằm tháng Hai và 9 tháng Chín.


Vùng đất Tam ***

Vùng đất Tam *** hay còn gọi là Tam Đới xưa thuộc xã Minh Tâm, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Nay ở là thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Tam *** có di tích thành cũ, có đền thờ sứ quân Nguyễn Khoan ở xã Vĩnh Mỹ. Sách Việt sử tiêu án có ghi: Sau khi Nam Tấn Vương mất 966, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm giữ quận ấp để tự giữ. Nguyễn Khoan xưng là Nguyễn Thái Bình, một trong 12 sứ quân, chiếm Tam ***.

Làng cổ Yên Thư
Làng Yên Thư thuộc xã Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nay thuộchuyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Hàng năm vào ngày 3 đến 7 tháng Giêng làng có tổ chức thi bánh dày. Cả 3 giáp trong làng đều tham gia. Các gia đình trong giáp góp gạo cho người đăng cai theo số lượng con trai trong nhà. Người đăng cai phải chay tịnh. Nước làm bánh phải xin ở làng Đinh Xá bên cạnh. Cả giáp tổ chức giã bánh trong tiếng chiêng tưng bừng.



Đền Rội

Đền Rội còn gọi là đền Bắc Cung, ở làng Dư Bình, xã Tam Hồng, huyên Yên Lạc , tỉnh Vĩnh Phúc .Đền thờ thần núi Tản Viên . Tương truyền, Tản Viên nhân chuyến du ngoạn có đi ngang qua đây, nên dân lập đền thờ ngài. Hội đền được tổ chức hàng năm từ ngày 6 đến ngày 15 tháng Giêng. Đền đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá tháng 1 năm 1992.
Đền Thính

Đền Thính là một trong tứ cung thờ Tản Viên Sơn thánh. Theo truyền thuyết, thần Tản Viên là vị đứng đầu trong thần thoại Việt Nam .Thần là con rể vua Hùng thứ 18, người đã dạy dân trị thuỷ và cùng dân săn bắt muông thú, thả cá, làm bánh, làm mắm và đánh giặc.
Trong một lần dạo chơi, Tản Viên Sơn thánh đã cắm gậy tiên xuống đất làng Thư Xá. Mảnh đất này từ đó trở nên rất thiêng, là nơi người dân chọn xây dựng đền Thính.
Dị bản truyền thuyết lại kể rằng: thần Tản Viên chính là Sơn Tinh, người đã đánh thắng Thuỷ Tinh, dẹp yên lũ lụt sông Hồng.
Sau khi kết hôn với con gái Hùng Duệ Vương, vua Hùng muốn truyền ngôi cho Sơn Tinh kế tục sự nghiệp Hùng Vương thứ 18 nhưng thần đã khuyên vua nhường ngôi cho An Dương Vương, thống nhất nước Văn Lang với nước Âu Lạc thành một quốc gia vững mạnh. Sau đó vua Hùng và Sơn Tinh rời bỏ cõi trần, thoát tục lên tiên.
Nhớ ơn Tản Viên Sơn Thánh giúp dân chiến thắng lũ lụt sông Hồng, dẹp nạn xâm lăng, thống nhất quốc gia, lại thường hiển linh trừ tai giải ách cho chúng sinh nên người dân tôn vinh ngài là một vị trọng tứ bất tử và lập đền Thính để thờ.



Đặc điểm



Đền Thính có 14 gian theo kiến trúc hình chữ Đinh, các cửa võng đục chạm cầu kỳ, sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Trong đền Thính có 2 tấm bia dựng năm Khải Định thứ 8 (1923) và năm Bảo Đại thứ 11 (1936) kể về quá trình xây dựng đền.
Trên nền móng cũ, năm Thành Thái thứ 13 (1902), hậu cung đền Thính được xây dựng. Năm Duy Tân thứ 5 (1911) dựng thêm lầu chuông, lầu trống. Năm Khải Định thứ 2 (1917) xây 7 gian tiền tế. Năm Khải Định thứ 6 (1921), xây thêm ngũ môn rất đồ sộ, dáng vẻ cổ kính.
Hàng năm, vào ngày mùng 6 tháng giêng sẽ điễn ra lễ hội đền Thính với nhiều nghi thức và nhiều trò chơi dân gian như: kéo co, đấu vật, chọi gà, cờ người
Du khách muốn đến đền Thính có thể đi từ thành phố Vĩnh Yên đến huyện Yên Lạc, đền Thính cách thị trấn Yên Lạc khoảng 1 km về phía Tây.


Chữ Kí Của Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  I_icon_latest_replyAdminCác địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  I_icon_latest_reply
Admin


Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết
Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  EmptyWed 08 Jun 2011, 13:17
thientruong92_sky
Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Post_t10Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Post_t12
 
Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  I_icon_latest_replythientruong92_skyCác địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  I_icon_latest_reply
hận đời vô đich không đối thủ - đường về âm phủ quá xa xôi

Dân thường

 
Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Post_f12Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Post_f10
.:.Thông tin.:.

Giới tính Giới tính : Nam Ngày sinh Ngày sinh : 26/04/1992
Đến từ Đến từ : minh tân
Nghề nghiệp Nghề nghiệp : đại ca
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 42
Điểm kinh nghiệm Điểm kinh nghiệm : 609
Status Status : hận đời vô đich không đối thủ - đường về âm phủ quá xa xôi

Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết

 
nhin Bài này viết lằng nhằng quá loạn hết cả lên chả bít đằng nào mà lần. A Ngọc về xem xét lại đi nhá. Viết thế này đứa nào k biết nó lại bảo là chém gió vs bốc phét


Chữ Kí Của Các địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  I_icon_latest_replythientruong92_skyCác địa danh ở Yên Lạc có thể nhiều người chưa biết  I_icon_latest_reply
thientruong92_sky


Trang 1 trong tổng số 1 trang



Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
YenLacPRO Community - Thế giới của sự đam mê :: Yên Lạc PRO :: Yên Lạc tôi yêu! :: Lịch sử - Văn Hóa-

 Xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục

-
%name
%name
%name
%name
%name
%name


Copyright © 2011-2012, YenLacPRO Community. All rights reserved.
Địa chỉ: Vĩnh Phúc
Điện thoại: 01674180940
Thiết kế: YLC Team. Phát triển bởi NgocPRO và tất cả thành viên.
Phiên bản thử nghiệm
Powered by phpbb® Version 2.0
Copyright ©2011 - 2012, YenLacPRO Community Ltd.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox
Free forum | rpg diễn đàn | Contemporary | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất