Thời gian làm bài: 123 phút (không kể thời gian nhòm bài của thí sinh khác).
]
[You must be registered and logged in to see this image.]Phạm vi kiến thức: sách giáo khoa (khuyến khích kiến thức nhận được khi đi học thêm nhà thầy cô giáo).
Cách làm bài: Thí sinh làm bài trên máy vi tính, chỉ được chọn câu trả lời 1 lần. Máy tính thí sinh nào dính virus không làm được bài thí sinh đó phải chịu.
Thí sinh có thể dừng bài làm thi bất cứ lúc nào...
Thí sinh có 3 quyền trợ giúp: Gọi điện thoại cho người thân, 50 -50 và nhòm bài của bạn
Cách chấm điểm: Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm... Điểm tuyệt đối của bài thi là 11.
-----------------------------
Đề thi môn văn khối D năm 2011, thời gian làm bài 120 phút. Thể loại trắc nghiệm.
1. "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu... "
Con trâu làm gì?
A: Đi chọi
B: Đi nằm
C: Đi về
D: Đứng xem
2. Trong chuyện ngắn “Sơn tinh, Thủy Tinh", nhà vua yêu cầu lễ vật phải có 1 con voi. Con voi đó như thế nào?
A: Ma mút
B: Voi Bản Đôn
C: Voi 9 ngà
D: Cá Voi
E: Không có con voi nào cả, cứ đưa tiền Vua tự mua.
3. Trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng", ông lão dựa vào đâu để tin lời Cá vàng?
A: Nhìn mặt con cá thấy ngu ngu.
B: Ông lão điểm huyệt hẹn giờ con cá, nếu sau 2 giờ không thực hiện lời hứa sẽ chết.
C: Đi mà hỏi ông lão.
D: Ông lão hơi bị ngờ nghệch theo kiểu "được ăn cả, ngã về không".
4. Nhân vật Từ Hải trong "Truyện Kiều" được miêu tả như sau: "Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao". Lý do nào để từ Hải có cơ thể cường tráng như vậy?
A: Tập thể hình
B: Uống sữa "Cô gái Hà Lan"
C: Ăn nhầm thuốc tăng trưởng rau.
D: Ý kiến khác (nêu cụ thể).
Có bao nhiêu thí sinh khác cùng đáp án với bạn. Soạn tin nhắn TUHAI X Y gửi tới tổng đài 6886. Hoặc gọi điện đến tổng đài 19001234 và làm theo hướng dẫn.
5. Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, ai đã nhặt được ai?
A: Chàng nhặt được vợ
B: Vợ nhặt được chàng
C: Bà mẹ nhặt được 2 vợ chồng Chàng
D: 2 vợ chồng chàng Nhặt được bà mẹ.
6. Truyện ngắn "Đôi mắt" của tác giả nào?
A: Văn Cao
B: Nam Cao
C: Vũ Cao
D: Dịch từ tác phẩm cùng tên của 1 nhà văn Ma Cao.
7. Trong truyện Romeo và Juliet của Shakespeare, 2 nhân vật chính đã chết bởi uống phải...
A: Thuốc chuột
B: Thuốc lắc
C: Thuốc ngủ
D: 2 nhân vật đó còn sống nhăn răng kìa
8. Bà Huyện Thanh Quan tại sao lại có tên như vậy?
A: Bà làm quan huyện
B: Chồng bà làm quan huyện
C: Cha bà làm quan huyện
D: Bà từng bị quan huyện bắt
9: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng có mấy đời chồng?
A: 1 và chỉ 1 mà thôi
B: 2
C: 3
D: Ế chồng
10. Nhân vật Chí Phèo từng có thời gian ngồi tù, theo bạn lý do nào Chí Phèo ra được tù?
A: Vượt ngục
B: Chạy án
C: Được lệnh ân xá
11. Nguyễn Du, Nguyễn Trãi và Nguyễn Lân có quan hệ với nhau như thế nào?
A: Anh em
B: Bạn bè
C: Chị em
D: Thí sinh có quyền giải thoát trừ 20% số điểm bài thi nếu bỏ qua câu này
12. Có bao nhiêu thí sinh bỏ dở cuộc thi về nhà cầy ruộng?
A: 1 triệu
B: 2 triệu
C: Tất cả
Thí sinh có thể bỏ qua câu 12, nhưng nếu trả lời đúng được cộng 0,5 điểm, sai trừ 1 điểm.
Thí sinh làm bài xong nhớ tắt máy tính cho đỡ tốn điện.
Mọi thắc mắc về kì thi xin liên hệ trực tiếp với ban tổ chức, khi đi nhớ mang theo quà.
-----------------------------
ĐỀ THI LỊCH SỬ KHỐI C NĂM 2011
Dạng đề: trắc nghiệm, tự luận, logic...
Thời gian: 234 phút không kể thời gian ngủ và ngồi chơi của thí sinh. Nghiêm cấm thí sinh ra khỏi phòng thi trước phút thứ 233 để tránh đề thi bị tuồn ra ngoài.
Cách làm bài: Thí sinh làm bài trên máy vi tính, chỉ được chọn câu trả lời duy nhất 1 lần. Thí sinh có 3 quyền trợ giúp: Gọi điện thoại cho người thân, 50 -50 và nhòm bài của bạn.
Cách chấm điểm: Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm... Đề thi có 1 câu hỏi đặc biệt, thí sinh trả lời chính xác câu này thì không cần làm những câu khác vẫn được điểm tuyệt đối.
Quy định khác:
1. Để tránh nhàm chán trong giờ thi, mỗi thí sinh được phát 5 tờ A4 để vẽ máy bay, tàu thủy, ô tô khi không làm được bài và không biết làm gì thời gian rỗi...
2. Thí sinh vào phòng thi không được phép mang tài liệu nhưng được phép mang theo tiền để đánh bài. Cả phòng thi được phát 5 bộ bài để thí sinh giải trí dành cho thí sinh ko làm được bài.
I. Lịch sử Việt Nam
1. Trong trận chiến trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã làm gì để răn đe kẻ thù và khích lệ quân ta?
A: Hát rock
B: Hát rap
C: Đọc thơ
D: Hát chèo
E: Múa
2. Trong chiến thắng lẫy lừng của Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng, đạo quân của ông dùng vũ khí gì?
A: Thủy lôi
B: Súng
C: Tàu ngầm
D: Quân ta đứng trên bờ ném đá quân địch
E: Quân ta dùng điện 500 KW dí xuống nước giật chết quân địch
3. Trận Điện Biên Phủ trên không khác với Trận Điện Biên Phủ ở điểm nào?
A: khác ở chỗ "trên không" và "dưới đất"
B: Làm gì có những trận chiến đó
C: Không biết
D: Điện Biên Phủ là ở đâu vậy trời, chịu
4. Theo bạn tại sao chúng ta lại tổ chức cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân?
A: Bộ đội đi làm thêm vào ngày tết thì lương sẽ cao hơn
B: Vì bọn địch ăn uống no say rồi oánh bạc, không đề phòng ta nhân cơ hội oánh nó
C: Vì tết thời tiết đẹp, đi chơi hay đi nổi dậy đều thích như nhau
D: Hôm đó em bận đi chơi tết. Không đi nổi dậy nên em không bít
5. Ba anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót đã có những hành động dũng cảm: lấy thân mình lấp lỗ châu mai, lấy thân mình làm giá súng và lấy thân mình chèn pháo. Sắp xếp theo thứ tự nào là đúng?
A: Giót – Súng, Đàn – Mai, Diện - Pháo
B: Giót – Mai, Đàn – Pháo, Diện – Súng
C: Giót – Pháo, Đàn – Súng, Diện – Mai
D: Giót – Đàn, Pháo – Mai, Diện – Diện
6. Theo bạn ai là người đẹp trai nhất trong lịch sử Việt Nam, lý do?
A: Lý Công Uẩn – Vì tên xấu chắc người đẹp
B: La Văn Cầu – Vì tên xấu chắc người đẹp
C: Thánh Gióng – Có xe đẹp (thì con ngựa sắt đó)
D: Thủy Tinh – Người cá: Hoàng Tử Đại Dương
II. Lịch sử thế giới
1. Chiến tranh lạnh diễn ra giữa các nước nào?
A: Liên Xô và Mĩ
B: Liên Xô và Nga
C Mĩ và Hoa Kì
D: Nam cực và Bắc cực vì 2 chỗ này lạnh nhất
E: Tủ lạnh và điều hòa 8-X
2. Đã có cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2, theo bạn liệu có thể có chiến tranh thế giới thứ 3, 4, 5 hay 6... vân vân... không ?
A: Không biết nhưng bản thân em yêu màu xanh và chim bồ câu biểu tượng của hòa bình. Ghét chiến tranh, em hy vọng sẽ không có chiến tranh để mọi người được lo ấm, xã hội bình đẳng bác ái.
B: Không biết nhưng em yêu màu đỏ của máu và chiến tranh, ghét màu xanh hòa bình, em hy vọng sẽ có chiến tranh nhiều thiệt là nhiều cho thế giới thêm phần gay cấn.
3. Trong lịch sử các nước như Pháp, Anh rất thích xâm chiếm thuộc địa. Theo bạn lý do vì sao?
A Các nước này muốn "phủ sóng toàn cầu, mọi lúc mọi nơi" như Mobifone nhà ta .
B: Các nước này muốn "không ngừng vươn xa" giống Vinaphone nhà ta .
C: Có bao nhiêu thí sinh trả lời giống bạn, soạn tin nhắn Dudoan X Y gửi 6886, hoặc gọi tổng đài 19001234 và làm theo hướng dẫn. 1 phần quà là 1 chuyến du lịch tới Agola đang đợi bạn.
III. Câu hỏi đặc biệt
Chú ý nếu thí sinh trả lời đúng câu này thì không cần làm phần lịch sử Việt Nam và Thế giới vẫn đạt điểm tuyệt đối.
Câu hỏi như sau :
“Trong chiến tranh thế giới thứ 2, đã có bao nhiêu người thiệt mạng, hãy kể tên, tuổi khi họ thiệt mạng, nghề nghiệp và nơi sinh.”
-----------------------------
Nhiều người thắc mắc về cấu trúc đề văn 2010, nhóm phóng Viên đã tìm hiểu thông tin và trao đổi trực tiếp với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về khuynh hướng ra đề năm nay. Và đây là một sồ thông tin:
Với tinh thần mới trong thời kì hội nhập cạnh tranh WTO nên nội dung đề sẽ bám sát tình hình thời sự dất nước, hoàn toàn không có trong giáo khoa và không đánh đố thí sinh.
ĐỀ THI VĂN HỌC KHỐI C NĂM 2011
Loại đề: trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
Nội dung: tất cả những gì đã học
Chi tiết:
I. Thí sinh chọn 1 câu trả lời trong các câu sau:
Một số câu hỏi ví dụ:
1. Ở cuối truyện TẤM CÁM mẹ con CÁM đã bị đem ra làm loại thức ăn nào sau đây? (1 đ)
A: Làm khô
B: Làm gỏi
C: Làm tương
D: Làm nem
2. Thị Nở đã nấu nồi cháo gì cho Chí Phèo ăn? (1đ)
A: Cháo gà
B: Cháo hải sản
C: Cháo hành
D: Cháo bào ngư (Oh my GOD)
3. Hồ Xuân Hương sinh thời là một người rât phóng khoáng. Bạn có biết bà từng "quan hệ" với danh sĩ nào ? (1đ)
A: Nguyễn Du
B: Nguyễn Khuyến
C: Nguyễn Đình Thi
D: Nguyễn Tuân
* Từ "quan hệ" được trích theo Sách giáo khoa lớp 10 - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Thi sĩ Hàn Mặc Tử chết do? (1đ)
A: Bệnh phong
B: Bệnh ghẻ
C: Bệnh lậu
D: Bệnh HIV
5. "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạng mạng độ thiên không"
Trong câu thơ trên dấu hiệu nào để Bác biềt cánh chim kia đang về rừng để tìm chốn ngủ? (1đ)
A: Mắt nó lim dim
B: Nó bay loạng choạng
C: Bác liên hệ bản thân
D: Bác suy luận từ cành chiều tà, mọi động vật phải về rừng nghỉ ngơi
6. "Mày đánh chồng bà đi rồi bà cho mày xem...!" (Tắt đèn - Ngô Tất Tố). Và chị đã cho chúng nó xem thật... thế chị Dậu muốn cho chúng nó xem cái gì? (1đ)
A: ________ (học sinh tự điền)
7. Vưong Thúy Kiều đã trầm mình ở sông? (1đ)
A: Tiền Giang
B: Tiền Giường
C: Tiền Dường
D: Tiền Đàng
II. Hai câu hỏi phụ: (mỗi câu 1.5đ)
1. Em cảm nhận đề này như thế nào?
2. Có bao nhiêu người cùng đáp án với em? Soạn tin DT gửi tới số 19001234.
Ngoài các đề thi phía trên ra, theo chủ trương của BGDĐT, năm nay sẽ có một đề thi tổng hợp kiến thức các khối A, C và một ít khối B. Khuyến khích thí sinh làm để lấy điểm thưởng.
Câu 1: Dựa vào hình tượng đáng thương của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, anh/chị hãy phân tích hậu quả của đột biến gen?
Câu 2: "Sông không hiểu nổi mình. Sóng tìm ra tận bể". Anh/chị hãy: a. Tính bước sóng Lamđa. b. Tìm thể tích nước biển cho H=1, O=16, C=12.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, anh/chị hãy khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = f(x) = x3-2x?
Câu 4: Dựa vào bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và các câu thơ gợi ý, anh/chị hãy:
a/ Tính nồng độ pH của nước ở quê hương tác giả (Câu thơ gợi ý: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”)
b/ Tìm tọa độ của “giếng nước gốc đa” trên Átlát địa lý Việt Nam (Câu thơ gợi ý: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”)
c/ Tính chính xác đến milimét độ dài của sợi chỉ đủ để vá “áo anh” và “quần tôi” (Câu thơ gợi ý: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá”)
d/ Tìm thời gian mà tác giả đợi giặc tới, làm tròn đến phút (Câu thơ gợi ý: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”)
Chúc các thí sinh làm bài tốt và hẹn gặp lại ở kỳ thi kế tiếp.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Nhưng cố gắng vận động tinh thần cho những thí sinh có dấu hiệu tuyệt vọng, tránh điều đáng tiếc xảy ra.!